Chế phẩm sinh học A2 được chiết xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như rong, tảo biển, các phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Bằng những ứng dụng của công nghệ sinh học hiện đại cùng với công nghệ Nano sinh học tiên tiến của Mỹ và Israen các nhà Khoa học đã nghiên cứu, tìm tòi trong 21 năm kể từ năm 1980 cho đến năm 2001 họ đã cho ra đời dòng chế phẩm sinh học hiện đại của thế kỷ 21 đó là chế phẩm sinh học A2 ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nông dân trong và ngoài nước lựa chọn và tin dùng.
Chế phẩm sinh học A2 tồn tại ở dạng cô đặc, với dung tích chai 100ml, 500ml và 1000ml rất nhỏ gọn và dễ sử dụng, đặc biệt nó là một chế phẩm sạch, không độc hại với con người và môi trường (khi sử dụng không cần bảo hộ lao động, có thể tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm mà không sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ).
Với các thành phần có trong chế phẩm như: các acid amin (đạm sinh học); các khoáng chất trung-đa-vi lượng, các vitamin, men hoạt tính sinh học cùng với thành phần không thể thiếu trong các chế phẩm sinh học đó là các chủng vi sinh vật hữu ích, nấm đối kháng…làm cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển mạnh, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như chống hạn, chống rét, chống úng đặc biệt là khả năng kháng dịch sâu, bệnh hại. Vì vậy khi cây trồng vật nuôi mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa một trong các thành phần nói trên sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như sức đề kháng của chúng từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của nông sản.
Ngoài những tác dụng kể trên, khi sử dụng chế phẩm A2 cho chăn nuôi, trồng trọt theo đúng quy trình kỹ thuật từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối sẽ giúp giảm tối đa chi phí về thức ăn chăn nuôi, thuốc kháng sinh, phân bón hoá học, thuốc BVTV, các chất kích thích sinh trưởng (giảm đầu tư khoảng 30-50%)…tăng năng suất, chất lượng nông sản phẩm lên từ 20-30%.
Từ những năm 1960 đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc đó, phân bón vô cơ được sử dụng nhiều hơn và do sử dụng nhiều phân bón vô cơ nên đất đai đã bị bạc màu một cách đáng kể, sâu bệnh nhiều hơn, môi trường nước bị ô nhiễm nhiều hơn và hiện nay rất khó đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao về chất lượng nông sản.
Từ lâu, khoa học đã chứng minh được rằng, ngoài rễ, cây trồng còn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá, thân và cành với tốc độ khá lớn, hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng tăng một cách đáng kể, tiếp đó những phát hiện ra các axít amin trong cây trồng, vai trò của axít amin trong sự phát triển của cây trồng và công nghệ phân giải protein trong động vật, thực vật thành các chất dinh dưỡng dưới dạng các axít amin đã mở ra một hướng đi nữa nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Chỉ trong một thời gian ngắn, các sản phẩm phân bón hữu cơ có hàm lượng ni tơ, ka li, phốt pho, vi lượng rất nhỏ đã được phổ biến rộng rãi trong các nước nông nghiệp phát triển. Các sản phẩm mới này đã trở thành công cụ số 1 để các nhà nông sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao hơn rất nhiều so với trước kia.
Trong xu hướng phát triển mới, nền nông nghiệp dựa chủ yếu bằng phân bón vô cơ sẽ được thay thế dần bằng nền nông nghiệp bền vững, ở đó phân bón được sử dụng có hiệu quả hơn nhiều, không để các chất dinh dưỡng dư thừa gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại tới môi trường và con người, tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Xu hướng phát triển này đã trở thành yêu cầu và động lực cho sự phát triển các loại phân bón, thuốc BVTV, chất tăng trưởng hữu cơ cũng như các phương pháp sử dụng phân bón mới có hiệu quả.
Mới đây Tổng Giám đốc của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đã chính thức kêu gọi thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp lần thứ hai. Cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất vào những năm 1950 – 1960 với sự sử dụng sức mạnh của khoa học vào nông nghiệp đã tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi, nhưng lại sử dụng hoang phí nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều vùng trên thế giới đã bị cạn kiệt nguồn tài nguyên và môi trường bị đe dọa nghiêm trọng. Hiện tại không những cần phải tăng sản lượng nông nghiệp mà còn phải bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng phải có những loại phân bón hữu cơ mới, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ mới và công nghệ canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến để giảm chi phí và giảm chất gây ô nhiễm vào môi trường.
Các thành tựu khoa học làm cơ sở cho sự phát triển phân bón mới
Lịch sử phát triển
Vào giữa những năm 1950 các nhà khoa học tại trường Đại học Michigan Mỹ đã báo cáo trước Tiểu Ban Năng Lượng Nguyên tử của Quốc hội Mỹ về việc cây trồng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng qua lá với tốc độ khác nhau và theo tất cả các hướng. Việc sử dụng phân bón phun qua lá, mặc dù với lượng phân bón rất nhỏ nhưng có tác dụng làm tăng quá trình phát triển của cây, giảm được lượng phân bón vào đất và còn có khả năng tăng chất lượng sản phẩm. Sau đó, các nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra rằng phun qua lá tăng hiệu quả hơn bón qua gốc từ 8 – 10 lần và có thể cung cấp vi lượng qua lá như phun kẽm, sắt, manhê, phốt pho, và hiệu quả của nó có thể lên tới 20:1.
Năm 1968, các nhà làm vườn ý đã là người đầu tiên trên thế giới sử dụng a xít amin trong nông nghiệp. Sau đó đã ra đời sản phẩm thương mại và từ đó đến nay rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng cho cây trồng dựa trên nền axít amin đã được nghiên cứu, phát triển và phổ biến rộng rãi. Các sản phẩm này được bán ra với những tên gọi là phân bón hữu cơ tự nhiên, phân bón lá hữu cơ hoặc chất điều hoà sinh trưởng vì các nghiên cứu phát hiện ra rằng các axít amin có khả năng điều hoà quá trình sinh trưởng của cây trồng.Từ những phát hiện đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đã phát hiện ra rằng cây trồng cần 20 loại axít amin đề tổng hợp lên protein và trong cây trồng có tới 300 loại axít amin có những vai trò khác nhau hình thành năng suất và chất lượng nông sản.
Người ta cũng đã phát hiện ra loại axít amin có vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein, khả năng chịu đựng biến đổi của thời tiết và bệnh tật, quá trình tổng hợp quang, độ mở của khí khổng, quá trình thụ phấn và hình thành quả và nhiều quá trình quan trọng khác để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều và năng suất cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tốc độ hấp thụ và vận chuyển của axít amin trong cây trồng cũng đã được công bố.
Hiện nay Mỹ là nước đi đầu trong việc phát triển và sử dụng phân bón mà chất dinh dưỡng được sản xuất bằng phương pháp lên men, phương pháp thủy phân enzyme chất hữu cơ như cá biển, rong biển, da động vật thải, khô dầu đậu tương… Phương pháp sử dụng chủ yếu là phun qua lá và đã đạt được rất nhiều kết quả. Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra cuộc chạy đua toàn cầu về chất lượng nông sản và các nước có khả năng kiểm soát chất lượng nông sản là có lợi, còn lại bị thiệt hại.
Do sử dụng phân bón phun qua lá và phân bón có nguồn gốc hữu cơ dạng lỏng cho nên đã làm tăng đáng kể sản lượng và chất lượng nông sản đồng thời với việc giảm rất đáng kể phân bón truyền thống và thuốc BVTV độc hại, khó phân hủy.
Về sử dụng các biện pháp phòng ngừa và diệt sâu bệnh cho nhiều loại cây trồng bằng các sản phẩm tự nhiên như dầu đậu tương, ớt, tỏi gừng, xoan ấn độ đã có nhiều nghiên cứu và đã có nhiều sản phẩm thương mại. Hiện nay PAN Germany (Pesticides Action Network – có thể tìm trên mạng internet) đã công bố rất nhiều hướng dẫn chi tiết, có thể sử dụng làm cơ sở quan trọng để thử và từ đó rút ra kinh nghiệm.
Thành tựu khoa học
1. Tốc độ hấp thụ của các chất dinh dưỡng khi phun qua lá
Các công trình nghiên cứu cũng đã xác định được tốc độ hấp thụ của các chất dinh dưỡng khác nhau, bảng 1 cho một số tốc độ hấp thụ của chất dinh dưỡng khi được phun qua lá trong cây trồng.
Bảng 1. Tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng khi phun qua lá.
Chất dinh dưỡng | Thời gian để hấp thụ 50% |
Nitơ (sử dụng ure) | 1/2 – 2 h |
Phốt pho | 5 – 10 ngày |
Kali | 10 – 24 h |
Can xi | 10 – 24 h |
Ma nhê | 10 – 24 h |
Lưu huỳnh | 5 – 10 ngày |
Clo | 1 – 4 ngày |
Sắt | 10 – 20 ngày |
Kẽm | 1- 2 ngày |
Molibden | 10 – 20 ngày |
Nguồn: Trường Đại học Michigan, Mỹ
Từ bảng 1 có thể thấy rằng nitơ (trong thí nghiệm là từ urê) được hấp thụ, di chuyển và chuyển hóa nhanh hơn cả.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bậc cao
Thực vật được hình thành từ các thành phần khác nhau với những tỉ lệ được cho trong bảng 2. Nhiều loại phân bón trên thị trường đã được chế tạo theo tỉ lệ cơ sở này:
Bảng 2. Hàm lượng các thành phần trong thực vật bậc cao (tính theo thành phần khô):
Thành phần | Hàm lượng (%) |
Hyđrô | 6 |
Các bon | 45 |
Ô xi | 45 |
Nitơ | 1,5 |
Kali | 1,0 |
Can xi | 0,5 |
Manhê | 0,2 |
Phốt pho | 0,2 |
Lưu huỳnh | 0,1 |
Clo | 0,01 |
Bo | 0,002 |
Sắt | 0,01 |
Mangan | 0,005 |
Kẽm | 0,002 |
Đồng | 0,0006 |
Molybden | 0,00001 |
3. Tốc độ hấp thụ axít amin khi phun qua lá: (THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA PHÂN BÓN LÁ A2 LÀ AXITAMIN)
Cây trồng tạo ra khoảng 300 loại axít amin, nhưng chỉ 20 loại được dùng đến để sản xuất ra protein ( như cysteine, methionine, proline, leucine, histidine, arginine, threonine, lysine, serine, glycine, glutamine, glutamate, aspartic acid, asparagine, alaine, tryptophan, valine, phenylalanine). Cây trồng có khả năng tự tổng hợp axít amin, nhưng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng như N, P, K và các vi lượng khoáng chất không tạo ra được axít amin. Do vậy, nếu như có thể cung cấp trực tiếp các axít amin cho cây trồng sẽ hết sức tốt. Hiện nay nguồn cung cấp axít amin cho cây trồng có thể từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu từ quá trình thuỷ phân protein. Các chất giầu protein thường đi từ nguồn động vật và thực vật. Protein được phân huỷ thành axít amin bằng các phương pháp thuỷ phân khác nhau ví dụ như thuỷ phân bằng hoá học, bằng enzyme…
Tốc độ hấp thụ của một số a xít amin cũng đã được nghiên cứu từ năm 1998, và người ta đã thấy rằng tốc độ hấp thụ của axít amin nhỏ hơn so với nitơ (urê) và Glycine có tốc độ hấp thụ cao nhất, kế đó là Alanine. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng a xít amin có khối lượng phân tử càng lớn thì có tốc độ hấp thụ càng nhỏ.
Tốc độ hấp thụ cũng chỉ là 1 yếu tố của hiệu quả quá trình phun qua lá. Hiệu quả còn khác nhau theo loại chất dinh dưỡng, ví dụ, 1 kg Nitơ cung cấp qua lá tương đương bằng 4 kg Nitơ cung cấp qua đất, nhưng 1 kg Manhê cung cấp qua lá lại tương đương với 75 kg Manhê cung cấp qua đất.
Hiệu quả sử dụng phân bón lá còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thời gian lưu của chất dinh dưỡng trên lá
- Chênh lệch nồng độ chất dinh dưỡng trong dung dịch và trong lá.
- Tổng diện tích lá được phun
- Khả năng hoà tan của chất dinh dưỡng
4. Vai trò của các axít amin khác nhau tới sự phát triển của cây trồng:
Alaline: Làm tăng quá trình tổng hợp chất diệp lục, chất màu xanh; điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng và tăng sức chịu dựng với hạn hán.
Arginine: làm tăng quá trình phát triển rễ, quá trình tổng hợp polyamin và tăng khả năng chống chịu với ảnh hưởng của độ mặn.
Aspartic acid: Tăng quá trình phát triển rễ, quá trình tổng hợp protein và cung cấp nitơ cho cây trồng phát triển vào các giai đoạn cây trồng bị stress do thời tiết, sâu bệnh.
Cysteine: Trong acid amin này có lưu huỳnh là thành phần giữ cho hoạt động của tế bào và hoạt động như chất chống ô xi hóa.
Glutamic acid: tăng quá trình nảy mầm, quá trình tạo ra chất diệp lục và hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ chống lại sâu bệnh của cây trồng.
Glycine: là một chelat kim loại tự nhiên, tạo ra sự phát triển mới và giúp cho việc tổng hợp Gibberelline.
Histidine: Điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng và cung cấp khung các bon cho các chất tiền thân của hoc môn sinh trưởng.
Isoleucine và Leucine: Tăng quá trình chịu đựng stress do độ muối, tăng khả năng phát triển của phấn hoa và quá trình nảy mầm để sinh ra hạt.
Lysine: tăng khả năng tổng hợp diệp lục, quá trình thụ phấn, tạo thành quả và tăng khả năng chịu đựng hạn hán.
Methionine: tăng sự phát triển của rễ và điều chỉnh sự chuyển động của stomatal. Làm tăng quá trình thụ phấn.
Phenylalanine: tăng qúa trình tạo ra các chất đề kháng và tạo ra lignhin.
Proline : Trợ giúp trong việc tăng khả năng chịu hạn, nhiệt độ cao , cung cấp nitơ và tăng khả năng duy trì chất diệp lục trong thời kỳ cây bị stress.
Serine: làm tăng quá trình thụ phấn, sức chịu đựng stress và tạo thành cá hợp chất humic.
Threonine: làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng quá trình mùn hóa.
Tryptophan: là dẫn chất của au xin và làm tăng quá trình tổng hợp các chất thơm.
Tyrosine: tăng khả năng chịu hạn và làm tăng thụ phấn.
Valaline: làm tăng quá trình nảy mầm của hạt và chịu đựng stress.
Cytokinin: nhóm chất kích thích sinh trưởng, có vai trò làm tăng quá trình phân nhánh tế bào, quá trình hình thành chất diệp lục, nó cũng tham gia vào quá trình phát triển của tế bào và nhiều quá trình khác. Nó được tổng hợp trong rễ cây.
Auxin: thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng, điều chỉnh quá trình dãn dài tế bào (nếu có mặt của Gibberellin thì hiệu quả còn cao hơn), nếu có sự có mặt của Cytokinin nó sẽ điều chỉnh quá trình phân nhánh tế bào. làm tăng quá trình phát triển rễ mới và khởi động quá trình ra hoa và nhiềvai trò khác
Gibberellin: thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng, có vai trò điều hòa quá trình dãn dài tế bào bằng cách phân nhánh và dãn dài tế bào, điều hòa quá trình ra hoa để kéo dài thời kỳ ra hoa, điều hòa quá trình tạo ra enzyme trong quá trình tạo mầm của hạt.
Nồng độ 1 số chất dinh dưỡng trong một số sản phẩm thương mại
Phân bón lỏng hữu cơ không những là nguồn cung cấp axít amin cho cây trồng nó còn cung cấp bổ xung các chất dinh dưỡng để đáp ứng yêu cầu cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu dinh dưỡng với những thời điểm thời tiết không thuận lợi mà còn được coi là chất điều hòa sinh trưởng do có chứa nhiều axít sinh trưởng và một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Do phân bón lỏng hữu cơ có nhiều loại axít amin trong đó có các axít amin là các chất tăng trưởng , vitamin, vi lượng nên còn được gọi là các chất điều hòa sinh trưởng.
Bảng 3 Dưới đây cho nồng độ một số chất dinh dưỡng trong một số sản phẩm
phân bón lỏng hữu cơ đang được bán trên thị trường thế giới.
Sản phẩm |
Khối lượng riêng |
Nồng độ ( % khối lượng) |
||||
N |
P |
K |
S |
Na |
||
Maxicrop |
1,08 |
0,14 |
0,02 |
3,4 |
0,5 |
0,7 |
Seasol |
1,09 |
1,6 |
0,1 |
1,3 |
– |
– |
Kelpak |
1,06 |
8,8 |
0,8 |
0,7 |
– |
– |
Response |
1,23 |
10,3 |
3,9 |
5,2 |
0,3 |
0,07 |
Goemar |
1,01 |
0,04 |
– |
0,04 |
0,06 |
0,1 |
Kết luận
Phân bón lá là một loại phân bón được sản xuất dựa trên khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng qua lá của cây trồng. Sử dụng kết hợp cả bón lá và bón gốc sẽ mang lại kết quả rất tốt, giảm được phân bón và tăng được chất lượng nông sản. Nếu như sử dụng phân bón lá hữu cơ thì lại cho kết quả tốt hơn nhiều.
Phân bón lá nói chung và phân bón lá A2 có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên sẽ có tương lai tươi sáng vì nó sẽ tiếp tục khẳng định vai trò không thể thiếu được trong sự phát triển nền nông nghiệp đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và phải bảo vệ môi trường đất, môi trường nước thông qua giảm sử dụng các thành phần gây thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước trong phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật khó phân hủy.
Có thể nói rằng “Chế phẩm sinh học A2 là người bạn đồng hành của nhà nông, cùng nhà nông bắt tay vào làm giàu, gặt hái những thành công mới, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững ở hiện tại và trong tương lai…”.